Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

KHI LAO ĐỘNG NGOẠI TỈNH: LOAY HOAY BÀI TOÁN ĐI HAY Ở

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Xê - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cho rằng các DN cứ kêu ca thiếu lao động rồi đòi tuyển lao động nước ngoài mà không quan tâm việc vì sao thiếu lao động. “Các DN tăng lương đi, xem lao động có đến với họ hay không. Cứ kêu ca thiếu lao động trong lúc lương tăng nhỏ giọt, không đảm bảo đời sống người lao động thì lấy đâu ra người làm việc cho họ?”. Còn ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết ngoài việc trả lương thấp, nhiều DN còn luôn tìm cách để trừ các khoản tiền phúc lợi của người lao động. “Ngay cả tiền ăn, tiền BHXH, BHYT... họ còn tìm cách bóp chẹt người lao động thì việc người lao động quay lưng với DN là chuyện không tránh khỏi” - ông Sơn nói.

Lạm phát, thất nghiệp, kinh tế khủng hoảng đã khiến cho lao động ngoại tỉnh đang sống và làm việc trong các KCN – KCX tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương… vô cùng chật vật. Nhiều người phải bỏ công nhân làm các công việc khác như buôn bán hoặc tìm việc làm thêm khác để tăng thu nhập. Trong số đó không ít người đã chọn cách trở về quê.

Lao đao trước làn sóng doanh nghiệp phá sản
Theo điều tra của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, trong tổng số 1,5 triệu người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các KCN, trung bình có 60% là người ngoại tỉnh. Tuy nhiên, các vấn đề hỗ trợ cho lao động ngoại tỉnh lại chưa được các doanh nghiệp chú ý. Không những vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 đã có nhiều doanh nghiệp xin phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động khiến cho cuộc sống của lao động ngoại tỉnh càng trở nên khốn đốn. 
Tại các khu chế xuất và công nghiệp ở TPHCM đã có hơn 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ngưng hoạt động khiến cả trăm ngàn công nhân rơi vào thất nghiệp. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay theo Cục Thuế TPHCM đã có ít nhất 6.000 doanh nghiệp gửi thông báo đến Cục này cho biết ngưng hoạt động. Nguyên nhân giải thể, phá sản là do sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn, không tiêu thụ được sản phẩm; khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh; đóng cửa để thành lập doanh nghiệp mới, chuyển đổi ngành nghề sản xuất và sáp nhập với doanh nghiệp khác. Theo Tổng cục Thống kê cũng cho biết, hiện tại số doanh nghiệp đang dư thừa lao động do phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh cũng chiến hơn 54% trong tổng số doanh nghiệp.
Việc các công ty, doanh nghiệp giải thể, thu hẹp sản xuất đã tác động trực tiếp đến người lao động, trong đó lao động ngoại tỉnh là bị ảnh hưởng lớn nhất. Không có việc làm hoặc lương thấp trong khi mỗi ngày họ vẫn phải chi trả các khoản cho nhà ở, điện nước, tiền ăn và nhiều khoản phụ khác. Nhiều người phải tìm công việc khác với hy vọng có thể ở lại thành thị mặc dù cuộc sống có chật vật. Nhiều người khác trở về quê để tránh thất nghiệp trong thời bão giá như hiện nay.
Một công nhân quê Nghệ An làm tại khu Công nghiệp Sóng Thần cho biết: Do thu hẹp sản xuất nên công ty cần sa thải một lượng lớn công nhân. Vì vậy, anh cùng nhiều công nhân khác chưa có tay nghề hoặc tay nghề yếu tự nhiên trở thành thất nghiệp. Hai tháng nay anh chưa xin được công việc khác nên đang do dự không biết nên ở lại hay về quê làm ruộng phụ giúp gia đình. Bởi hiện tại anh đang ở phòng trọ giá 600.000đồng/tháng, tính ra là phải trả 20000đồng/ngày. Rồi tiền điện, nước, ăn uống sinh hoạt trong ngày ít cũng phải hết 50000đồng, trong khi một ngày anh không có bất kỳ một khoản thu nhập nào.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM, trong tháng 4/2012 đã có 17.000 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, đến tháng 5 và nửa đầu tháng 6 con số này nhảy lên gần 30.000. Còn theo Bảo hiểm xã hội TPHCM chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, nơi đây đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho hơn 31.000 người với tổng số tiền hơn 140 tỉ đồng.
Tại Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Kim Loan - Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết, tính riêng tuần thứ 4, tháng 6-2012, đã có 551 người lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu tính chung từ đầu năm đến 15-6, đã có gần 2.000 lao động đến đăng ký hưởng BHTN. Trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ cao.

Lao động ngoại tỉnh về quê vì lương thấp
Không chỉ những lao động thất nghiệp mới có cuộc sống chật vật, mà ngay những lao động đang làm việc tại các KCN-KCX, cuộc sống cũng chẳng tốt hơn. Bởi với mức lương hiện tại người lao động nhận được là quá thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu trước thay đổi quá lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay. 
Theo Thạc sĩ Lê Văn Thành, trưởng phòng quản lý khoa học Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết: lương cơ bản của các lao động trong khu vực FDI chỉ khoảng 1,4 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca cật lực cũng chỉ đạt 1,8-2,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập như vậy là không thể đủ chi tiêu trong tình hình giá cả tăng vọt như hiện nay. “Mặt bằng lương của Việt Nam quá thấp, việc quy định lương tối thiểu như hiện nay cũng vô tình tạo điều kiện cho các DN dựa vào đó để trả thấp cho người lao động”.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Xê - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cho rằng các DN cứ kêu ca thiếu lao động rồi đòi tuyển lao động nước ngoài mà không quan tâm việc vì sao thiếu lao động. “Các DN tăng lương đi, xem lao động có đến với họ hay không. Cứ kêu ca thiếu lao động trong lúc lương tăng nhỏ giọt, không đảm bảo đời sống người lao động thì lấy đâu ra người làm việc cho họ?”. Còn ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết ngoài việc trả lương thấp, nhiều DN còn luôn tìm cách để trừ các khoản tiền phúc lợi của người lao động. “Ngay cả tiền ăn, tiền BHXH, BHYT... họ còn tìm cách bóp chẹt người lao động thì việc người lao động quay lưng với DN là chuyện không tránh khỏi” - ông Sơn nói.
Chỉ như vậy cũng đủ biết người lao động phải chịu thiệt thòi như thế nào, nhất là lao động ngoại tỉnh. Cuộc sống xa nhà, mọi nhi phí, sinh hoạt đều dựa vào đồng lương ít ỏi hàng tháng. Trong khi họ phải lao động cật lực, bị vắt kiệt sức nhưng cuộc sống vẫn phải không tốt hơn. Đặc biệt là từ đầu năm 2012 đến nay, tất cả các chi phí từ nhà ở, điện nước, xăng, thực phẩm… đều tăng chóng mặt, nhưng mức lương thì vẫn không có thay đổi. Đứng trước tình trạng này, lao động ngoại tỉnh không biết nên chọn giả pháp nào: Nên bỏ công ty, xí nghiệp hay vẫn tiếp tục bám trụ. Đó thất sự là một bài toán khó đối với người lao động trong tình hình kinh tế hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét