Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Có nhiều doanh nghiệp “né” lao động nữ có thai

Những công ty sản xuất, đặc biệt là công ty may mặc số lao động nữ làm việc tại đây chiếm đa số. Trong quy trình tuyển dụng, sau khi phỏng vấn, lao động nữ được khám sức khỏe ngay tại phòng y tế của công ty. Lao động nữ sẽ được phát que thử thai để nhân viên y tế kiểm tra. Ngay cả khi được nhận vào thử việc, nếu bị phát hiện là có thai, nhân viên đó sẽ không được ký hợp đồng chính thức. Chị Hương – nhân viên phòng nhân sự cho biết: “Mục đích của việc thử thai trước hết là đảm bảo an toàn cho chính người lao động. Vì công việc ở đây rất áp lực và thường phải di chuyển nhiều, có thể ảnh hưởng không tốt cho những phụ nữ mang thai.”

Có thai, lao động nữ tìm việc để hưởng bảo hiểm
Theo quy định của bộ luật lao động sửa đổi, lao động nữ mang thai sẽ được hưởng thời gian lao động ít hơn, thời gian nghỉ thai sản cũng được tăng thành 6 tháng. Hiểu được những quy định này, nhiều phụ nữ mang thai đã cố gắng tìm việc bằng mọi cách để có thêm khoản tiền lo liệu cho thời gian ở cữ. Đa phần những lao động nữ này đều có hoàn cảnh kinh tế khá khó khăn. Công việc mà họ thường là những vị trí cần lao động phổ thông như công nhân, tạp vụ... Vì những công việc này không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, và khâu xét tuyển cũng khá dễ dàng.

Chị Hoàng, hiện đang là công nhân trong một nhà máy ở Đồng Nai. Vừa lập gia đình được một thời gian ngắn thì có thai. Chồng chị làm thầu xây dựng, thu nhập không ổn định nên chị buộc phải tìm việc làm khi cái thai được gần 2 tháng. Chị cho biết: Đi làm trong thời gian này, mình cũng lo lắm. Vì sức khỏe mình không được tốt. Hơn nữa, mình vẫn đang theo học lớp trung cấp kế toán vào buổi tối nên vất vả lắm. Nhưng vẫn phải ráng xin cho được việc để nghỉ sinh còn có thêm khoản tiền bảo hiểm chứ chỉ mỗi chồng mình đi làm thì không lo nổi.”

Trước khi đi làm, chị phải nhờ bạn bè, người thân tìm những công ty nào tuyển dụng không khắt khe, không tăng ca, công việc vừa sức để nộp hồ sơ. Sau vài lần đi phỏng vấn, chị mới được nhận vào làm công nhân đóng gói trong một công ty may mặc. Chị chia sẻ: “Lương ở đây thấp lắm, chỉ hơn 2 triệu thôi nhưng công việc nhẹ nhàng. Dù sao thì lúc sinh cũng được nhận 6 tháng lương cơ bản cộng với hai tháng lương cơ bản vùng nữa cũng là hơn 15 triệu rồi.”

Chung hoàn cảnh với chị Ly, chị Hà cũng đi làm khi mang thai được gần 2 tháng. Chị tâm sự: “Mình không dám nói cho bất kỳ ai trong công ty biết là mình có thai. Nhiều khi phải làm những việc nặng như khiêng giỏ hàng, đẩy xe cũng sợ lắm. Nhưng mình phải ráng thôi. Chưa được ký hợp đồng chính thức mà họ biết mình có thai là họ đuổi ngay.”

Doanh nghiệp tìm nhiều cách né lao động nữ có thai
Theo quy định, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu có tham gia bảo hiểm xã hội đủ sáu tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

Mặc dù cơ quan BHXH mới là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm chi trả và giải quyết các chế độ khác cho lao động nữ nghỉ thai sản, nhưng việc nhận lao động nữ có thai đã có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như phải giảm giờ làm thực tế cho lao động nữ có thai ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; giải quyết chế độ thăm khám thai định kì và tìm người thay thế trong thời gian lao động đó nghỉ thai sản. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang tự sàng lọc những lao động nữ có thai trước khi ký hợp đồng chính thức.

Những công ty sản xuất, đặc biệt là công ty may mặc số lao động nữ làm việc tại đây chiếm đa số. Trong quy trình tuyển dụng, sau khi phỏng vấn, lao động nữ được khám sức khỏe ngay tại phòng y tế của công ty. Lao động nữ sẽ được phát que thử thai để nhân viên y tế kiểm tra. Ngay cả khi được nhận vào thử việc, nếu bị phát hiện là có thai, nhân viên đó sẽ không được ký hợp đồng chính thức. Chị Hương – nhân viên phòng nhân sự cho biết: “Mục đích của việc thử thai trước hết là đảm bảo an toàn cho chính người lao động. Vì công việc ở đây rất áp lực và thường phải di chuyển nhiều, có thể ảnh hưởng không tốt cho những phụ nữ mang thai.”

Luật lao động không quy định cụ thể việc có tuyển dụng lao động nữ có thai hay không. Điều này hoàn toàn do các doanh nghiệp tự quy định. Nhưng nếu lao động nữ có thai mà đủ sức khỏe làm việc thì các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho họ làm việc. Điều này không chỉ giúp san sẻ bớt khó khăn của những lao động nghèo mà còn góp phần tạo chuyển biến tích cực cho an sinh xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét