Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Nếu “Không có công nghiệp thì Việt Nam có phát triển được không?”

Cũng theo Bộ trưởng, việc chấp hành quy định của pháp luật, trách nhiệm của người quản lý không cho phép ông có lợi ích nhóm trong việc hoạch định phát triển.



“Không có công nghiệp thì Việt Nam có phát triển được không?”

Chiều 30/12, trong cuộc gặp với giới truyền thông, người đứng đầu Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ về quy hoạch ngành thép nói chung và dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) nói riêng.

Bộ trưởng nói, về dự án thép Cà Ná, ông biết có nhiều ý kiến trong xã hội cho rằng có biểu hiện của “lợi ích nhóm”, hơn thế nữa là “hy sinh lợi ích môi trường” cho dự án, nhưng những điều này là không có căn cứ.
"Tôi lên tiếng ở đây không phải thanh minh hay bảo vệ cho dự án, mà là nói cho đúng, cho phù hợp với phát triển công nghiệp của đất nước. Quy hoạch thép mới chỉ là bước đầu định hướng, dựa trên đó các nhà đầu tư đề xuất các dự án phù hợp, việc thực hiện dự án phải được đầy đủ các cấp ngành, thậm chí Chính phủ xem xét đầy đủ, khách quan và toàn diện”, ông Tuấn Anh giãi bày.
Đối với riêng dự án thép Cà Ná, Bộ trưởng cho biết, dự án này được bổ sung vào quy hoạch để thay thế một dự án cũ đã bị loại đi và mới chỉ dừng ở điều chỉnh quy hoạch, chưa xem xét chủ trương đầu tư.
Từ khi xem xét, đến khi được hình thành, thẩm định, phê duyệt và đầu tư, dự án sẽ phải qua một bước rất dài và phải được sự phê duyệt của nhiều cơ quan chức năng. Phải có nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, đánh giá tác động môi trường, và hàng loạt bước khác mới được thực hiện, xem xét.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Một đất nước trên 100 triệu dân, đang ở giai đoạn đi sau, nhưng có lợi thế về phát triển công nghiệp thép, như có nguồn tài nguyên, lợi thế địa chính trị, giao thông hạ tầng… hay có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, thì bất hợp lý mới không nghĩ đến phát triển ngành công nghiệp này”.
Hiện Bộ Công Thương đang tiến hành tiếp thu, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các ý kiến phản biện độc lập để hoàn thiện quy hoạch.
“Chúng tôi cũng không cố chấp, bảo thủ mà quan điểm tiếp cận của Bộ Công Thương là cởi mở, cầu thị, có trách nhiệm. Chúng tôi biết có nhiều luồng dư luận về dự án, về quy hoạch thép và hiện đang trong quá trình tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ các bên”.
“Tôi cho rằng với bất kỳ dự án nào thì yếu tố doanh nghiệp hướng tới là hiệu quả, nhưng với cơ quan quản lý Nhà nước thì phải đảm bảo các yếu tố về quản lý, yếu tố tổng hoà lợi ích chung của xã hội và nền kinh tế”, ông nói.
"Nếu chỉ e sợ vì những hệ luỵ mà chưa hiểu rõ, thì chúng ta sẽ không làm được gì. Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ phát triển bằng hạt muối của Cà Ná, bằng hạt thóc của Tây Nam Bộ. Nếu không có dự án thép Cà Ná thì có dự án thép khác không? Không có những dự án công nghiệp thì Việt Nam có phát triển được hay không? Nếu chúng ta chỉ e sợ những hệ luỵ như vậy thì ai là người chịu trách nhiệm?”.
Khẳng định không e ngại chuyện từ chức, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra hệ luỵ xấu xảy ra, với thẩm quyền và trách nhiệm thuộc về ngành, kể cả xem xét từ chức Bộ trưởng cũng là quá nhỏ so với những thiệt hại gây ra với nhân dân, đất nước”.
“Tuy nhiên, phát triển dự án đồng nghĩa với việc hệ thống chính trị, bộ ngành phải bằng mọi cách nỗ lực để đảm bảo không xảy ra bất kì hệ luỵ nào”.
Cũng theo Bộ trưởng, việc chấp hành quy định của pháp luật, trách nhiệm của người quản lý không cho phép ông có lợi ích nhóm trong việc hoạch định phát triển.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết đã mời các đơn vị tư vấn nước ngoài vào xây dựng quy hoạch ngành thép đến năm 2025, định hướng 2035 để đảm bảo khách quan, cầu thị.

Xổ số kiến thiết đã nâng giải đặc biệt lên 2 tỷ đồng từ 1/1/2017, đã đủ sức cạnh tranh với Vietlott?

Vé số truyền thống có xác xuất trúng đặc biệt là 1/1 triệu, trong khi xác xuất trung giải đặc biệt Vietlott là 8,1 triệu.



Xổ số kiến thiết nâng giải đặc biệt lên 2 tỷ đồng từ 1/1/2017, đã đủ sức cạnh tranh với Vietlott?

Trước "cơn bão" điện toán, các công ty xổ số kiến thiết đang tìm cách hòa nhập với sân chơi có thưởng lớn và nâng giá trị của giải đặc biệt lên 2 tỷ đồng.



Từ ngày mai, Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam sẽ nâng mức giải thưởng đặc biệt lên 2 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng so với hiện nay.
Được biết, sẽ có 3 công ty xổ số áp dụng cơ cấu giải thưởng mới trong ngày đầu tiên gồm: Tiền Giang, Kiên Giang và Lâm Đồng.
Theo ông Lý Minh Ân - giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang, kỳ đầu tiên ngày 1/1/2017 công ty vẫn phát hành 8 triệu vé như các kỳ trước đó.
Cơ cấu giải thưởng mới sẽ có 10 giải nhất (30 triệu đồng/giải), 10 giải nhì (15 triệu đồng/giải), 20 giải ba (10 triệu đồng/giải), 70 giải tư (3 triệu đồng/giải), 100 giải năm (1 triệu đồng/giải), 300 giải sáu (400.000 đồng/giải), 1.000 giải bảy (200.000 đồng/giải) và 10.000 giải tám (100.000 đồng/giải).
Tổng số tiền chi trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng là 40 tỉ đồng. Riêng 8 vé giải đặc biệt trị giá 16 tỉ đồng và các vé trúng giải an ủi trị giá 3 tỉ đồng.
Như vậy so với cơ cấu giải thưởng cũ, chỉ có giải đặc biệt được tăng tiền thưởng lên 2 tỉ đồng. Hai giải nhì và giải phụ đặc biệt được điều chỉnh giảm. Còn các giải còn lại giữ nguyên mức thưởng.
Cụ thể, giải nhì từ 20 triệu đồng sẽ giảm còn 15 triệu đồng; giải phụ đặc biệt (vé chỉ sai một chữ số ở hàng trăm ngàn) từ 100 triệu đồng giảm còn 50 triệu đồng.
Mặc dù tăng tiền thưởng giải đặc biệt nhưng tổng mức chi trả thưởng của các công ty xổ số kiến thiết không tăng so với hiện tại.
Vé số truyền thống có xác xuất trúng đặc biệt là 1/1 triệu, trong khi xác xuất trung giải đặc biệt Vietlott là 8,1 triệu.
Được biết, việc điều chỉnh này nhằm nâng cao sự hấp dẫn của giải đặc biệt áp dụng từ năm 2011 không còn phù hợp, tăng sức cạnh tranh với loại hình xổ số điện toán mới ra đời với liên tiếp các đợt trao giải giá trị “khủng” gần đây.

Người Việt cực lạc quan, dù thu nhập xếp thứ 129, chỉ số hạnh phúc vẫn đứng thứ 4 của thế giới


Tại Việt Nam, đối tác của Win/Gallup đã thực hiện 700 người tuổi từ 15 đến 64 sống tại Hà Nội và TPHCM.


Người Việt cực lạc quan, dù thu nhập xếp thứ 129, chỉ số hạnh phúc vẫn đứng thứ 4 thế giới

Thu nhập bình quân người Việt đứng thứ 129/184 quốc gia theo số liệu của World Bank. Dù vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 4 nước hạnh phúc nhất thế giới. Việt Nam cũng rất lạc quan về viễn cảnh kinh tế trong năm 2017, dù phần lớn người dân thế giới tỏ vẻ bi quan.

Việt Nam nằm trong nhóm những nước hạnh phúc nhất trên thế giới, theo nghiên cứu của Indochina Research trong khuôn khổ cuộc Điều tra Cuối năm 2016 do mạng lưới Win/Gallup International thực hiện tại 66 quốc gia. Việt Nam cũng thuộc nhóm 10 nước lạc quan nhất về viễn cảnh năm 2017 nói chung và kinh tế nói riêng.
Dù năm 2016 được đánh giá là một năm toàn cầu có nhiều biến động, xảy ra nhiều tranh chấp và khủng bố, 68% số người được hỏi trên toàn thế giới cho biết họ vẫn hạnh phúc, tăng hơn so với năm 2015.
Chỉ có 9% cho biết họ không hạnh phúc.
Việt Nam là nước hạnh phúc thứ tư trên thế giới với chỉ số hạnh phúc là 78%, chỉ đứng sau Fiji – một quốc gia thuộc Châu Úc, Trung Quốc và Philippines.
Chỉ 1% số người Việt được hỏi cho biết họ không hạnh phúc. Năm ngoái, Việt Nam cũng nằm trong top 5 những nước hạnh phúc nhất.
Đông Á và châu Úc là những khu vực hạnh phúc nhất. Trong khi đó Trung Đông có chỉ số hạnh phúc thấp nhất với Iraq là nước “bất hạnh nhất” thế giới.
Cũng theo cuộc khảo sát này, Việt Nam là nước lạc quan thứ 5 trên thế giới về viễn cảnh kinh tế trong năm 2017. 59% số người được hỏi cho rằng 2017 sẽ là một năm kinh tế phát triển, 12% nghĩ kinh tế sẽ xấu đi và 26% cho rằng kinh tế 2017 sẽ không thay đổi so với năm 2016.
Trong khi đó, người dân trên toàn thế giới tỏ ra bi quan hơn về viễn cảnh kinh tế trong năm mới. Chỉ 42% số người được hỏi lạc quan về kinh tế năm 2017, trong khi đó có tới 22% tỏ ra bi quan. Chỉ số lạc quan kinh tế (phần trăm lạc quan trừ phần trăm bi quan) là 20%.
Người dân châu Âu có cái nhìn u ám về kinh tế, với chỉ số lạc quan là -26%, thấp nhất so với các khu vực trên thế giới. Italia có chỉ số lạc quan thấp nhất khu vực là -48%, Anh là -38% và Pháp là -35%. Chỉ có Hàn Quốc và Hồng Kông, là những nơi trong năm 2016 xảy ra nhiều biến động chính trị và kinh tế, là có chỉ số lạc quan thấp hơn (lần lượt là -62% và -56%).
Đây là cuộc điều tra cuối năm lần thứ 40 của Hiệp hội nghiên cứu thị trường và điều tra Win/Gallup International. Win/Gallup đã phỏng vấn 66.541 người dân sống tại 66 quốc gia trên thế giới về viễn cảnh, nhận định và suy nghĩ của họ về các vấn đề quốc tế và quốc gia.
Tại Việt Nam, đối tác của Win/Gallup đã thực hiện 700 người tuổi từ 15 đến 64 sống tại Hà Nội và TPHCM.
Theo số liệu của World Bank, GDP/người của Việt Nam năm 2015 đạt 2.111 USD/năm, xếp thứ 129/184 quốc gia.

Ác mộng của nhân viên ngân hàng mỗi dịp Tết

"Tết đến, để có thêm ít tiền mới đổi cho khách hàng đỡ kêu, mình phải nhờ hết anh em bạn bè trong ngành, nhất là những người làm ở bộ phận backup (bộ phận không phải trực tiếp quản lí khách hàng). Lúc nào trong người cũng phải có vài chục triệu, ai gọi bảo có tiền là phải đến đổi lại ngay".



Đổi tiền mới: Ác mộng của nhân viên ngân hàng mỗi dịp Tết

Nhân viên ngân hàng chỉ khổ vì áp lực doanh số, về chỉ tiêu, về thời gian, về rủi ro nợ xấu...? Chưa hết đâu, vì đến Tết, từ nhân viên đến cấp quản lí trong ngân hàng lại có nỗi lo lớn hơn nhiều: Nỗi lo về việc đổi tiền mới cho khách.

Năm nào cũng vậy, cứ vừa chạy chỉ tiều kinh doanh 31/12 xong, nhân viên cũng như các cán bộ quản lí trong ngân hàng lại phải nghĩ cách hoàn thành nhiệm vụ đổi tiền mới cho khách.
Việc đổi tiền mới (các mệnh giá từ 10.000 đồng cho đến 50.000 đồng) dù không phải là một chỉ tiêu chính thức nhưng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ với khách nên với các nhân viên ngân hàng, đây là hoạt động thuộc nhóm "ưu tiên, cấp bách". Thậm chí, thực tế thực hiện có khi còn khó khăn hơn cả các chỉ tiêu chính thức khác.
Anh Hùng, trưởng phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tại một ngân hàng cho biết năm 2016, cả chi nhánh chỉ có 300 triệu đồng tiền mới.
Trong khi đó có một công ty gửi công văn sang "gợi ý đổi giúp" gần một tỷ đồng. Hàng chục khách hàng khác, đơn vị nào cũng muốn đổi ít nhất vài chục triệu, lúc ấy anh Hùng không biết cân đối thế nào cho phải.
Một đồng nghiệp khác của anh Hùng ở phòng Dịch vụ khách hàng một ngân hàng thương mại tâm sự cũng chung nỗi lo này trong nhiều năm nay.
"Thị trường ngân hàng rất cạnh tranh, khách hàng thực sự là thượng đế, nhất là khách VIP. Chỉ cần Tết mà đổi tiền mới không vừa ý khách hàng, đơn vị nào dễ tính thì họ thông cảm, đơn vị nào khó tính thì ra Tết giảm lượng giao dịch ngay".
Thậm chí trong nội bộ ngân hàng, các phòng ban cũng tranh nhau tiền mới, trong phòng thì các cán bộ tranh nhau để đổi cho khách hàng mình quản lí vì số lượng được phân bổ về rất có hạn.
Trước khi thực sự có tiền mới về ngân hàng vài tuần, tất cả các nhân viên trong phòng đều đã phải gửi danh sách khách hàng của mình cùng nhu cầu đăng kí cho lãnh đạo phòng tổng hợp và cân đối.
Việc làm vừa ý tất cả các khách hàng là điều không thể, tuy nhiên để phân bổ cho mỗi khách hàng bao nhiêu cho hợp lí thì các cán bộ quản lí trong ngân hàng phải cân lên đặt xuống trong nhiều ngày.
Số tiền được được ngân hàng phân bổ chẳng thấm bao nhiêu so với nhu cầu đăng kí của khách hàng. Các nhân viên quan hệ khách hàng ngoài việc dùng luôn tiêu chuẩn đổi tiền nội bộ cho nhân viên trong ngân hàng của mình còn tìm đủ mọi cách để có tiền mới đổi cho khách hàng mà mình quản lí.
Nguyễn Đình Duy, một nhân viên quan hệ khách hàng cho biết suốt thời điểm 1 tháng trước Tết, câu hỏi thường trực trong đầu họ luôn là tiền bao giờ về, về bao nhiêu, chia sẻ như thế nào.
"Tết đến, để có thêm ít tiền mới đổi cho khách hàng đỡ kêu, mình phải nhờ hết anh em bạn bè trong ngành, nhất là những người làm ở bộ phận backup (bộ phận không phải trực tiếp quản lí khách hàng). Lúc nào trong người cũng phải có vài chục triệu, ai gọi bảo có tiền là phải đến đổi lại ngay".
Một số nhân viên khác lại ứng tiền của mình ra trước đổi lấy tiền lẻ mệnh giá từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng, sau đó đem về nhờ cả nhà nhặt ra những đồng còn mới. Mặc dù seri không còn liền nhau nhưng nếu nói khéo nhiều khách cũng đồng ý đổi tiền này.

Gần tới nửa triệu đồng một chỗ ngồi đón giao thừa ở Hồ Gươm


Không chỉ các cửa hàng ăn, uống quá tải mà dịch vụ gửi xe cũng dược dự đoán có nguy cơ vỡ trận trong đêm nay.


Gần nửa triệu đồng một chỗ ngồi đón giao thừa ở Hồ Gươm
Ảnh minh hoạ. Nguồn:Flick

Là nơi tổ chức nhiều chương trình countdown hấp dẫn ở Hà Nội, những quán cà phê xung quanh khu vực ngã tư hồ Hoàn Kiếm dự kiến sẽ quá tải về lượng người đặt bàn. Nhiều nơi bán vé đặt chỗ, lên tới 400.000 đồng/người.

Theo tiền lệ, trong đêm diễn ra countdown (sự kiện đếm ngược giao thừa Tết Dương lịch), số lượng người tham gia rất khủng, lên tới hàng nghìn người. Vì thế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng tăng mạnh, đặc biệt là những địa điểm xung quanh nơi diễn ra sự kiện.
Hàm Cá Mập, nơi được xem là lý tưởng để hòa mình cùng countdown, tính đến đêm 30/12 - trước khi sự kiện diễn ra một ngày – tất cả các chỗ ngồi ở hầu hết các cửa hàng đều đã được đặt trước.
Highland Coffee, hoạt động trên tầng 3 Hàm Cá Mập, có vị trí đắc địa đối với countdown nên rất khó để có thể đặt được một chỗ ngồi.
"Trong đêm countdown, lượng khách sẽ rất đông nhưng bên chúng tôi chỉ nhận 150 người ứng với 150 vé và tất cả các chỗ ngồi đều đã được bán hết. Giá mỗi vé là 400.000 đồng, một người, một chỗ ngồi, và một đồ uống với cỡ bất kỳ", Nam, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh thương hiệu cafe nổi tiếng này cho biết.
Trong đêm diễn ra sự kiện, khách sẽ đến sớm hơn và về muộn hơn so với ngày thường, do đó thời gian hoạt động của cửa hàng cũng thay đổi. "Ngày thường, bên chúng tôi làm việc đến 23h đêm, nhưng trong đêm coutdow thì sẽ muộn hơn. Bắt đầu đón khách từ 7 giờ tối và làm việc cho đến qua giao thừa", Nam chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, không phải đơn vị kinh doanh nào cũng tăng mức thu phí trong ngày đặc biệt này. Hoạt động tại tầng 2 Hàm cá mập, một quán bia khác vốn là nơi khách ưu tiên chọn để theo dõi sự kiện cuối năm quyết định không bán vé chỗ ngồi.
"Chúng tôi không bán vé nhưng tất cả các bàn đã được đặt trước. Giá cả các sản phẩm và chi phí phục vụ chúng tôi không thay đổi. Nhưng dự kiến thời gian làm việc sẽ kéo dài hơn thường lệ. Ngày thường, chúng tôi chỉ làm việc đến 23h đêm nhưng countdown thì ít nhất cũng tới 24h", chị Phương, quản lý nhà hàng bia này cho hay.
Một số đơn vị khác không có vị trí đẹp nhất để chứng kiến countdown nhưng vì số lượng người tham dự quá lớn nên vẫn chuẩn bị những phương án dự phòng. Anh Quyết, phó quản lý cửa hàng Hapro Bốn mùa cho biết trong đêm coutndown, nhà hàng này sẽ kê thêm bàn ghế, tận dụng tối đa diện tích phục vụ khách.
"Vì không thể mở rộng phạm vi hoạt động của cửa hàng nên để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, chúng tôi chỉ có thể kê thêm bàn ghế tối đa, bằng cách sử dụng bãi đỗ xe thường ngày".
Không chỉ các cửa hàng ăn, uống quá tải mà dịch vụ gửi xe cũng dược dự đoán có nguy cơ vỡ trận trong đêm nay.
"Mọi năm, khoảng 20h tối các bãi để xe máy xung quanh khu vực diễn ra countdown hầu như không còn chỗ trống. Giá vé ban đầu là 20.000- 30.000 đồng nhưng đến giờ cao điểm, giá vé tăng lên 40.000- 50.000 đồng so với ngày thường", chị Hương, một người kinh doanh dịch vụ trông xe trên phố Hàng Bài cho biết.

Tìm hiểu và nghiên cứu về các ngành nghề, công ty, doanh nghiệp

Bên cạnh những cách thu thập thông tin đã nói ở trên còn có một phương pháp rất hữu dụng nữa chính là việc lắng nghe thông tin từ những người xung quanh. Đó có thể là những người bạn của bạn hiện đang làm trong ngành hay những cố vấn ở các công ty giới thiệu nhân sự,… Họ là những người có thể nắm rõ hơn bạn nên bạn hãy thử thu thập thông tin từ họ xem sao.


Sau khi chuyển việc, để tránh nảy sinh suy nghĩ rằng công việc mới này cũng vẫn chưa phù hợp với mình thì trước khi bắt đầu, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp hay công ty mà bạn có nguyện vọng được làm ở đó.

Trong quá trình chuyển việc, có rất nhiều người đã quyết định chọn một ngành nghề và bắt đầu tìm kiếm các thông tin tuyển dụng chỉ liên quan đến ngành nghề đó. Tuy nhiên nếu có quá ít sự lựa chọn thì cũng sẽ rất là “nguy hiểm” cho bạn. Vậy bạn nên giới hạn ngành nghề ra sao? Nên tìm hiểu và nghiên cứu về các ngành nghề như thế nào thì tốt?

Nếu chỉ giới hạn ở những ngành nghề mà bạn đã từng có kinh nghiệm hay cảm thấy hứng thú thì có thể khả năng của bạn sẽ bị hạn chế. Bởi lẽ, biết đâu bạn lại thành công ở những lĩnh vực mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Trước khi bạn bắt đầu quá trình chuyển việc, trước khi tìm kiếm các thông tin tuyển dụng, đầu tiên, bạn nên thử thu thập thông tin về thực trạng và xu hướng của các ngành nghề xem sao. Thực tế cho thấy cũng đã có rất nhiều người tìm được những công việc phù hợp ở các ngành nghề mà trước đó họ không hề quan tâm đến. Nhất định bạn phải nên thử tìm hiểu cả những ngành nghề mà từ trước đến nay vẫn chưa “có duyên” với bạn. Có khi bạn sẽ phát hiện ra những điểm chung của bản thân đối với những ngành nghề đó.

Thông thường nội dung tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề và doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

- Thực trạng ngành nghề
- Thông tin về các doanh nghiệp, công ty
- Thông tin về công việc

Và bạn nên có những hiểu biết nhất định về 3 khái niệm này.

Thực trạng ngành nghề
Bí quyết để nắm bắt những thông tin về ngành nghề một cách có hiệu quả đó là quan tâm đến các công ty đang hoạt động trong thị trường chứng khoán, tìm hiều về các công ty hàng đầu trong mỗi lĩnh vực. Nếu bạn nghiên cứu về tỉ suất lợi nhuận cũng như tỉ lệ tăng doanh thu của khoảng 3 công ty hàng đầu thì bạn có thể nắm được tình hình của thị trường. Để biết được tình hình của các ngành, bạn có thể xem các tạp chí định kì hoặc tìm hiểu qua Internet. Bạn cũng có thể nghiên cứu sách phân tích các ngành nghề, tuy nhiên các ngành có thể đã được cơ cấu lại trong những thời gian gần đây nên việc xem thông tin của 1 năm trước có khi cũng không giúp ích được gì.

Thông tin về các doanh nghiệp
Cách hữu hiệu nhất để biết thông tin về doanh nghiệp là tham khảo homepage của doanh nghiệp đó. Bởi lẽ, các thông tin sẽ thường xuyên được cập nhật ở đây và ít nhiều nó sẽ giúp bạn thấy được đặc trưng của từng doanh nghiệp.

Thông tin về công việc
Điều quan trọng nhất khi bạn tìm hiểu các thông tin tuyển dụng chính là việc cân nhắc xem nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân mình hay không. Cùng là 1 loại công việc với chức danh như nhau, nhưng ở mỗi ngành nghề lại có yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, cùng là vị trí kinh doanh, nhưng việc phát triển kinh doanh (liên lạc, tìm kiếm khách hàng mới) với việc duy trì kinh doanh với các khách hàng cũ thì lại khác nhau rất lớn. Những thông tin này sẽ được thể hiện đầy đủ khi bạn xem và tìm hiểu trên website tuyển dụng của công ty chúng tôi. Và sau khi xem xong nội dung công việc cũng như những yêu cầu kỹ năng cần có thì bạn nên tìm ra một mục tiêu cho mình. Bạn hãy thử so sánh thông tin này với những kinh nghiệm của bản thân và suy nghĩ xem liệu bạn có thể thử sức ở công ty đó hay không? Hay việc vào làm ở công ty đó có thể giúp bạn đạt được những kinh nghiệm để có thể tiếp cận được nghề nghiệp mà bạn muốn hướng tới hay không?

Bên cạnh những cách thu thập thông tin đã nói ở trên còn có một phương pháp rất hữu dụng nữa chính là việc lắng nghe thông tin từ những người xung quanh. Đó có thể là những người bạn của bạn hiện đang làm trong ngành hay những cố vấn ở các công ty giới thiệu nhân sự,… Họ là những người có thể nắm rõ hơn bạn nên bạn hãy thử thu thập thông tin từ họ xem sao.

Tuy nhiên, có 1 điểm bạn cũng nên lưu ý. Đó là đừng nên tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Trong những thông tin trên website của các doanh nghiệp hay những thông tin trên các kênh truyền thông đều ít nhiều thể hiện suy nghĩ của doanh nghiệp hay của công ty truyền thông đó. Cho nên nếu bạn cảm thấy thực sự có hứng thú, hãy mạnh dạn ứng tuyển và chuẩn bị phỏng vấn, điều quan trọng là việc tự bản thân mình xác có định rõ ràng trên thực tế hay không.

Làm thế nào để vượt qua sự thất bại trong sự nghiệp

thất bại trong sự nghiệpThất bại trong việc này không có nghĩa là bạn luôn gặp trắc trở trong công việc khác. Nếu bạn thấy không có khả năng và tinh thần để làm việc, đã đến lúc để thay đổi. Hãy bắt đầu tại một môi trường mới, công việc mới hay ngành nghề mới. Biết đâu điều này lại là một yếu tố quan trọng giúp bạn phát triển và thành công.

Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa hồng. Sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, thất bại hay thậm chí là sụp đổ trong công việc, sự nghiệp. Bạn sẽ làm gì sau đó? Chấp nhận số phận hay rút ra bài học để tiếp tục tiến về phía trước? Câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn.
Vậy làm thế nào để chiến thắng được sự thất bại trong sự nghiệp? Hãy cùng Careerlink chia sẻ bài viết ngày hôm nay để tự làm chủ sự nghiệp của mình, cho dù thành công hay thất bại. Hãy nhớ rằng chính bạn mới là kiến trúc sư tạo ra số phận của chính mình.

1.Chấp nhận trách nhiệm
Để thành công trong công việc cũng như cuộc sống hàng này, bạn phải chấp nhận sự thất bại và chịu trách nhiệm về điều đó. Đổ lỗi cho mọi người không giải quyết được vấn đề gốc rễ, và chẳng tốt đẹp gì khi chỉ biết nói xấu người khác. Thất bại là động lực để chúng ta sửa chữa sai lầm, đừng vòng vo đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện, những lí do khách quan khác.
Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những sai lầm đó. Việc đổ lỗi trách nhiệm này càng kéo dài thì bạn càng tốn nhiều thời gian để tiếp tục công việc và sửa chữa lỗi lầm của mình. Không có lời bào chữa, ngụy biện trên con đường đến thành công đâu. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản thân. 

2.Hãy thấy những điều tốt đẹp đằng sau thất  bại
Thât bại sẽ cho bạn nhiều hơn là thành công, đó là những bài học quý giá, những kinh nghiệm thực tế, những chỉ dẫn giúp bạn đi đúng hướng hơn… Hay bạn có thể tìm  thấy những đồng nghiệp tốt, luôn ở bên, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi khó khăn. Thái độ tích cực, luôn tiến về phía trước này sẽ khiến bạn nhanh chóng phục hồi sau thất bại.

3.Tập trung vào các giải pháp
Người ta vẫn nói: “Thất bại là mẹ của thành công”, nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy. Bạn đang tiến hành một dự án và những thứ không như kết quả mà bạn mong đợi. Hãy bắt tay vào việc thay đổi, sửa chữa những sai lầm và đề ra những giải pháp để đem lại kết quả khả quan. Thông qua suy nghĩ thực tế và óc sáng tạo, bạn nên chứng minh cho mọi người thấy khả năng và câu trả lời cho vấn đề khó khăn của mình.

4.Hãy hỏi những câu hỏi đúng đắn
Trong khi họ tập trung vào các giải pháp, bạn cần hỏi ý kiến,, xin lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp thân cận để giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Hãy hỏi những câu như "Điều gì đã làm chúng tôi làm sai?" "Điều gì sẽ chúng tôi làm tốt hơn?" "Liệu sự thay đổi này có khả quan?" "Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện doanh số bán hàng?"
Các câu hỏi đúng đắn, đúng trọng tâm sẽ luôn luôn dẫn đến những cách thức tốt hơn hoàn thành công việc và dẫn bạn đến kết quả mà bạn mong muốn. Bởi khi đó bạn sẽ có phương hướng cho công việc của mình

5.Lắng nghe
Bạn biết đấy, khi thất bại, bạn sẽ nghe được hai luồng ý kiến và bạn cần phải lựa chọn cách lắng nghe một cách đúng đắn. Một chiều là những lời khuyên, kinh nghiệm, những lời động viên, chia sẻ; hai là khinh thường, chê bai…  Hãy coi những điều này là động lực, là sức mạnh để bạn đứng lên sau thất bại.

6.Thích nghi
Thích ứng là chìa khóa để sống còn. Khi bạn khó khăn, mọi thứ sẽ thay đổi: môi trường làm việc, thái độ của sếp, đồng nghiệp, những trở ngại về tài chính… Điều bạn cần làm là nhanh chóng thích nghi với thực tế. Khi bạn học cách thích nghi, bạn sẽ sớm tập trung vào những việc cần thiết để có được kết quả tốt hơn trong tương lai.

7.Thức dậy sớm
Việc thức dậy sớm sẽ giúp bạn có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề trong ngày. Thức dậy sớm cho thấy bạn sẵn sàng để bắt đầu công việc kịp thời và nỗ lực để đạt được mục tiêu của bạn. Những người thành công luôn tràn đầy đam mê, và nhiệt tình trong công việc và sự nghiệp. Thức dậy sớm chỉ đơn giản là một thói quen để chứng minh điều này.

8.Biết khi nào cần ra đi
Thất bại trong việc này không có nghĩa là bạn luôn gặp trắc trở trong công việc khác. Nếu bạn thấy không có khả năng và tinh thần để làm việc, đã đến lúc để thay đổi. Hãy bắt đầu tại một môi trường mới, công việc mới hay ngành nghề mới. Biết đâu điều này lại là một yếu tố quan trọng giúp bạn phát triển và thành công.

9.Giữ lại giá trị của bản thân
Dù bạn có cảm thấy thế nào mỗi khi vấp ngã đi chăng nữa thì cũng đừng đánh mất giá trị của mình.  Đừng thỏa hiệp các tiêu chuẩn của mình chỉ đơn giản là để làm hài lòng đám đông. Thay vào đó hãy tuân thủ các các giá trị và nguyên tắc của bản thân bởi đây chính là một la bàn hướng dẫn giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Bắt đầu sự nghiệp ở một công ty nhỏ, tại sao lại không?

Ở đó, mọi người thân thiết và quan tâm đến nhau, sẵn sàng làm hộ việc nên bạn có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không bị bó buộc có mặt ở công ty đủ 8 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.

Rất nhiều sinh viên khi ra trường thường thích làm việc ở các công ty lớn bởi thương hiệu, danh tiếng và các sản phẩm, chất lượng dịch vụ có sức cạnh tranh.
bắt đầu sự nghiệp ở công ty nhỏTuy nhiên, bạn nên biết rằng nhiều công ty đình đám trên thế giới hiện nay như Apple, Google hay Amazon đều có bước khởi nghiệp khiêm tốn từ những gara ô tô nhỏ, Hay ông chủ Facebook bắt đầu khởi nghiệp từ một phòng ngủ trong trường đại học. Ngay cả những công ty lớn cũng đi lên từ những những cơ ngơi nhỏ với số lượng nhân viên ít ỏi. Vậy nên bạn không nhất thiết phải làm việc cho một công ty lớn mới có thể thành công.
Làm việc tại các công ty nhỏ có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng. Dưới đây là những lí do tại sao bạn nên bắt đầu từ những công ty nhỏ hơn là các tập đoàn lớn.

Có cơ hội để được lắng nghe nhiều hơn
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc làm việc tại một công ty nhỏ là khả năng cộng tác rất dễ dàng. Bà Amanda Cohen là điều phối viên tiếp thị tại Homescout Realty. Mỗi sáng thứ hai, công ty sẽ có một cuộc họp mà tất cả mọi người có thể thảo luận về tiến độ dự án, doanh thu, kết quả đạt được, những gì nên làm và không nên làm cho công ty "Như vậy sẽ hình thành một mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa tất cả các cấp trong hệ thống phân cấp của công ty” bà chia sẻ
Một công ty nhỏ hơn cũng có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng trình bày các ý tưởng, sáng kiến của mình tới lãnh đạo công ty. Hannah Diamond (điều phối viên tiếp thị cho UrbanGirl chuyên cung cấp Office) cho biết cô ấy rất thích làm việc tại các công ty nhỏ, nơi nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với cấp trên. Điều này cũng có nghĩa là các ý tưởng của cô ấy có cơ hội được lắng nghe và cô ấy có thể thực hiện chúng. Nếu tại một công ty lớn hơn, chắc chắn sẽ rất khó khăn để thực hiện điều này.
Với số lượng nhân viên ít và mức độ cạnh tranh thấp như tại các công ty nhỏ, bạn có thể dễ dàng đề cập các dự án của mình với sếp, và từ đó, sếp sẽ nhận ra sự "hiện diện" của bạn trong công ty. Do đó, bạn được sếp chú ý nhiều hơn và tất nhiên là cơ hội được cất nhắc nhiều hơn. Bạn cũng sẽ tích lũy các kĩ năng và kinh nghiệm quan trọng khi thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Vì vậy, đừng ngại ngần khi bước chân vào một công ty nhỏ, đưa ra ý tưởng của mình và thảo luận với cấp trên của mình. Bạn sẽ sớm nhìn thấy những thành công trong tương lai thôi.

Học hỏi được nhiều điều hơn
Ở các công ty nhỏ, cơ hội bạn được học hỏi, tiếp xúc và làm việc với các sếp sẽ nhiều hơn, từ đó bạn sẽ trưởng thành và phát triển nhanh hơn so với khi làm việc cho một tập đoàn lớn. Bạn được thể hiện một cách linh hoạt hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ; và chức năng, vai trò công việc cũng thường ít cứng nhắc theo quy định. Nếu bạn là một nhân viên làm việc chăm chỉ, có năng lực, bạn sẽ nhanh chóng được lãnh đạo chú ý và một khi công ty phát triển hơn, cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn.
Ngoài ra, ở một công ty nhỏ, một người có thể sẽ làm nhiều việc, trong khi ở các công ty lớn thì các nhiệm vụ đã được đưa vào guồng với vai trò và nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong tổ chức. Ví dụ bạn xin vào vị trí PR của một công ty nhỏ, bạn không chỉ làm công việc thiết lập quan hệ với giới truyền thông, viết TCBC...mà bạn còn được làm rất nhiều việc khác của phòng Marketing, từ việc sản xuất TVC, đến sampling, event... Còn ở công ty lớn môi trường làm việc chuyên nghiệp, mọi thứ đều chuyên môn hóa nên bạn chỉ thực hiện công việc của mình mà thôi.

Sự linh hoạt trong công việc
Sắp xếp thời gian, công việc và không gian làm việc linh hoạt là một lợi thế khi làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ. Jake Hamilton là Giám đốc nội dung tại LazBro Inc., nơi ông làm việc nửa thời gian tại nhà để có thể dành nhiều thời gian với gia đình của mình.
Công ty nhỏ thường không có những đề nghị hấp dẫn như tập đoàn lớn nhưng bù lại, họ có ít quy tắc hơn nên linh hoạt, thoải mái hơn trong điều kiện làm việc cho nhân viên. Công ty của Hamilton luôn muốn nhân viên của họ có được niềm vui và hạnh phúc khi làm việc.
Ở đó, mọi người thân thiết và quan tâm đến nhau, sẵn sàng làm hộ việc nên bạn có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không bị bó buộc có mặt ở công ty đủ 8 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.

Theo đuổi các giá trị
Bởi vì các công ty nhỏ, ít nhân viên nên sẽ dễ dàng đưa ra quyết định và các nhân viên có thể theo đuổi giá trị của họ. Ví dụ như việc cải thiện môi trường công sở, sử dụng tấm pin mặt trời, tuabin gió và tái chế để có một môi trường sinh thái thân thiện. Đây là những giá trị “xanh” cần thiết cho công ty cũng như nhân viên.

5 bài học lãnh đạo hay từ Tổng thống Obama

Bạn nên học tập điều này từ ông. Đạt doanh số cao trong quý này không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đạt được điều đó vào quý sau. Giành được một bản hợp đồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thành hợp đồng đó một cách xuất sắc đến tận cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.
tổng thống obama

Barack Hussein Obama là tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Vượt qua rất nhiều ranh giới về dân tộc, tầng lớp, khu vực địa lý, đảng phái chính trị và chủng tộc, ông đã đi từ thành tích này đến thành tích khác. Cho dù ở bất kì phương diện nào thì Tổng thống Obama là một minh chứng điển hình của một nhà lãnh đạo với danh xưng “người lãnh đạo thế giới tự do”.
Với những cống hiến của mình như  thực hiện cải cách y tế, công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp ở mọi quốc gia. Từ khi ông trở thành tổng thống, Hoa Kỳ ít phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài hơn. Những chủ đề về y tế, giá dầu, hôn nhân luôn là một số trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc trò chuyện của người dân Mỹ. Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào ông Obama đối đầu với rất nhiều tranh cãi mà vẫn dành được sự ủng hộ của mọi người. Hãy cùng tìm hiểu 5 bài học từ Tổng thống Obama để làm rõ hơn về nhà lãnh đạo đầy tự tin và lôi cuốn này.

1.Cho thấy thông điệp cá nhân
Danh tiếng của ông Obama là một nhà hùng biện sẵn sàng nêu ra quan điểm cá nhân. Ông đã phát biểu tại Tucson sau vụ nổ súng ở Trường tiểu học Sandy Hook. Ông đã nói chuyện tại tang lễ của Thượng nghị sĩ Daniel Inouye. Ông cho chúng ta thấy ông là chính mình, tạo ra những thông điệp đáng nhớ. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Obama đã thiết lập và duy trì danh tiếng là một người luôn luôn sẵn sàng và làm việc tích cực để giải quyết những vấn đề hiện tại một cách thấu đáo.
Bạn thấy đấy, nếu không có chính kiến cá nhân, bạn sẽ dễ dàng bị lung lạc trước ý kiến của người khác. Liệu bạn có khiến nhân viên của mình tin tưởng nếu cứ thay đổi liên tục kế hoạch và không chắc chắn?

2.Lặp lại từ "chúng ta"
Một nhân tố khác làm nên thành công trong lãnh đạo của Tổng thống Obama là việc ông biết cách đặt người nghe vào trung tâm của câu chuyện. Cho dù ông đang nói về bất cứ vấn đề gì, ngôn ngữ của ông Obama được đóng khung bằng "chúng ta" và "chúng tôi". Khi ông Barack Obama phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội Mỹ lần đầu tiên, ông đã kể lại một câu chuyện “chung” của tất cả mọi người trước khi đề cập đến câu chuyện "riêng" của mình.
Đây không chỉ là chính trị. Hãy suy nghĩ về vai trò lãnh đạo của riêng bạn. Đôi khi, bạn không biết làm thế nào để kêu gọi sức mạnh tập thể, để mọi người cùng chung tay vào công việc chung. Bằng việc cho thấy quan điểm của bạn về "chúng ta" và "chúng tôi", bạn sẽ tập hợp được những người có chung chí hướng và niềm tin với bạn.

3.Hãy tin tưởng
Khẩu hiệu tranh cử của ông Obama – “Change we can believe in” (Sự thay đổi mà chúng ta có thể tin tưởng được) đã đáp ứng đúng khát vọng thay đổi của đông đảo nhân dân Mỹ thông qua một chương trình vận động mang lại “luồng gió mới”: cam kết rút quân khỏi Iraq để tránh cho nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến không lối thoát; tăng cường tìm kiếm nguồn nhiên liệu, năng lượng mới để giảm phụ thuộc từ nước ngoài; tăng thuế người giàu và giảm thuế, tăng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tạo ra thị trường hỗn hợp có cả bảo hiểm tư nhân lẫn bảo hiểm Nhà nước; hứa hẹn chính sách đối ngoại mềm dẻo dựa trên đối thoại…
Niềm tin vào sự thay đổi là điều cơ bản, là nền tảng trong việc lãnh đạo của ông. Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải giành được lòng tin và sự tín nhiệm của những người mà bạn mong muốn được lãnh đạo. Hiệu quả của tin tưởng sẽ tác động đến sự thay đổi mà bạn đang tìm kiếm: chính trị, xã hội, hoặc trong kinh doanh - có sức mạnh ngay cả khi nhiều người đang chống lại bạn.

4.Phong cách giao tiếp
Năm 2008, Đọc giả AdAge đã bình chọn Obama cho vị trí “Marketer của năm 2008” ngay trước khi ông trở thành chủ Nhà Trắng. Bên cạnh tuyên ngôn và hình ảnh đặc trưng, vị tổng thống da màu đầu tiên còn khéo léo lôi kéo cả web và mạng xã hội vào cuộc, từ buổi giao lưu ban đầu với nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đến việc ứng phó với những chỉ trích trên mạng và đăng tải video clip tích cực trên YouTube.
Obama giao tiếp với người dân thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả video, tin tức mạng, talk show, xuất hiện cá nhân, web cams. Nỗ lực để giao tiếp trên các phương tiện truyền thông mà khán giả của mình sử dụng, thậm chí qua giao tiếp, là một thương hiệu của Obama.
Bạn thấy đấy, là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ nên chỉ gửi email giao công việc bằng những mệnh lệnh và câu chữ khô cững. Hãy giao tiếp với nhân viên của mình, biết được điều họ muốn để có những điều chỉnh phù hợp. Có như vậy, bạn mới có được lòng tin và sự trung thành của nhân viên.

5.Không ngủ quên trên chiến thắng
Khi bạn là một nhà lãnh đạo với những thành công đáng nể, làm thế nào để bạn không bị ngủ quên trên chiến thắng? Ông Obama thường nói "Đây là một ngày tốt cho nước Mỹ. Chúng ta hãy trở lại làm việc nào."
Ông lặp đi lặp lại cụm từ đó “chúng ta hãy trở lại với công việc”  hàng trăm lần trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thay vì nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của chiến thắng hay buồn bã về những điều không như ý muốn, ông Obama đã sử dụng mọi thời gian để thiết lập các giai đoạn tiếp theo của chương trình nghị sự của ông.
Bạn nên học tập điều này từ ông. Đạt doanh số cao trong quý này không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đạt được điều đó vào quý sau. Giành được một bản hợp đồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thành hợp đồng đó một cách xuất sắc đến tận cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.
Bằng phong thái của môt nhà lãnh đạo thực thụ, ông Obama đã xây dựng hình ảnh một vị tổng thống Mỹ thân thiện nhưng cũng không kém phần quyết đoán, mạnh mẽ.

Bí quyết tạo nên sự thành công của ông chủ Google

Ở Google, lãnh đạo chủ trương giao cho nhân viên quyền tự chủ và sự tự tin giúp họ nỗ lực theo đuổi đến cùng ý tưởng sáng tạo của họ, nâng cao hiệu quả công việc. Trước khi đưa ra những quyết định, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiến đóng góp của các nhân viên làm nền tảng. Điều này có được dựa trên cơ sở Google đã thu hút một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên thuộc loại tinh hoa nhất trong giới kinh doanh tin học. Đây mới chính là yếu tố đảm bảo cho sự thành công bền vững lâu dài của một công ty.

ông chủ googleMột ngày bạn vào trang Google.com bao nhiêu lần? Đã bao giờ bạn tò mò về chủ nhân của một trong những công ty công nghệ có giá trị lớn nhất thế giới này không? Hai đồng chủ tịch của Google Sergey Brin và Larry Page đã được tạp chí Financial Times bình chọn là "Gương mặt của năm” cũng như được PC World bình chọn là nhân vật quan trọng số một trong số 50 người quan trọng nhất của thế giới công nghệ. Vậy bí mật thành công của 2 nhân vật đã làm thay đổi cả cách người dùng Internet, cũng như guồng máy vận hành của cả thế giới kinh doanh và công nghệ là gì? Hãy cùng Careerlink.vn khám phá nhé.

Không ngại mạo hiểm

Phương châm ở Google là nếu chúng ta không điên rồ, tức là chúng ta đang đi lạc. Hầu hết các nhà đầu tư thường thiếu lo sợ khi đầu tư lớn vào Google, vì họ lo sợ Google sẽ đi chệch hướng bởi sự mạo hiểm. Tuy nhiên, chính sự mạo hiểm đã đưa Sergey Brin và Larry Page trở thành tỷ phú giàu thứ 18 thế giới với khối tài sản trị giá khoảng 32,8 tỷ USD. Tiền thân của Google là một công cụ tìm kiếm thô sơ có tên là BackRub, được lập trình từ năm 1996. Từ nguồn vốn cá nhân và tài trợ của một số quỹ đầu tư mạo hiểm, tổng cộng 1 triệu USD, Công ty Google ra đời, đặt trụ sở tại thành phố Menlo Park, bang California . Google ra đời là kết quả của tinh thần không ngại mạo hiểm và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn của Sergey Brin và Larry Page.

Quan tâm đến nhân viên

Nhân viên của Google chỉ khoảng 50.000 người. Xét về quy mô, Google nhỏ hơn nhiều so với Apple (72.800 nhân viên) hay Microsoft (94.000 nhân viên). Tuy nhiên, điều khiến Google được các nhân viên đánh giá cao là ở việc đầu tư và chăm sóc nguồn nhân lực. Hãng luôn cố gắng tạo ra những điểm sinh hoạt chung mà mọi người đều có thể dễ dàng kết nối với nhau. Điều này thể hiện ở việc đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của một nhân viên như nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đón nhân viên…, từ đó đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập trung hoàn thành tốt công việc được giao.

Khuyến khích tinh thần sáng tạo

Sáng kiến nổi tiếng nhất của Google trong việc thúc đẩy sáng tạo của nhân viên chính là “chiến lược 20% thời gian”. Cụ thể, mỗi nhân viên sẽ dành 80% thời gian trong ngày để làm công việc họ được giao và 20% thời gian còn để theo đuổi ý tưởng sáng tạo hoặc dự án riêng. Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo, trong đó toàn bộ nhân viên trong công ty đều có thể đóng góp sáng tạo của mình thông qua hộp thư này. Sau đó, những sáng kiến này sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất được lựa chọn để tiến hành thực hiện. Một cuộc họp được tổ chức vào thứ Sáu hàng tuần mang tên Ơn Chúa, Thứ Sáu rồi (TGIF - Thank God It’s Friday) là một trong những sự kiện được mong chờ nhất. Trong cuộc họp này, người đứng đầu hệ thống sẽ trao đổi với tất cả nhân viên về các vấn đề xảy ra trong tuần tại Công ty và tất nhiên nhân viên được khuyến khích trao đổi ý kiến về bất cứ vấn đề gì họ quan tâm.

Quản lý nhân viên theo chất lượng công việc

Tại Google, tất cả các nguồn lực và tài năng đều được tập trung phục vụ cho sự thành công của các nhóm dự án. Ban lãnh đạo Google không quản lý nhân viên theo thời gian mà theo chất lượng đầu ra của công việc. Mỗi nhân viên tự ý thức họ có mục tiêu gì trong công việc và làm gì để đạt mục tiêu này. Mỗi quý, Google đánh giá xem đã đạt mục tiêu quý chưa và các thành viên công ty cũng vậy. Tạo nên một môi trường để những người giỏi nhất ao ước được làm việc là bí quyết thành công của Google.

Giúp nhân viên phát triển con đường sự nghiệp

Ở Google, thành công đồng nghĩa với một sự độc lập cao hơn. Đó là hướng đi mà Google đã theo đuổi từ lâu. Nếu một nhân viên nào đó đã có trong tay những thành công nhất định và chứng minh được khả năng theo đuổi thành công ý tưởng của họ thì công ty sẽ tạo cho họ nhiều sự tự do hơn trong công việc. Theo chính sách mới, bất kỳ nhân viên nào trong hãng muốn thành lập công ty, họ có thể đề nghị Google hỗ trợ và khởi nghiệp ngay bên trong Google. Các công ty này có thể tự tuyển dụng nhân viên hoặc sử dụng chính nhân viên của Google, các nguồn lực khác như thư viện mã, hệ thống máy chủ, hạ tầng kỹ thuật.

Không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ năng công nghệ

Trên chặng đường hơn 10 năm qua, hẳn chúng ta sẽ thấy Google đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều với vô số những tính năng mới. Hai vị đồng sáng lập Sergey Brin và Larry Page cho rằng "Chúng tôi không tự giới hạn tầm nhìn của mình và cũng không bao giờ chống đối những cái mới".  Có thể các sản phẩm của Google vẫn chưa phải tuyệt đối hoàn thiện và vẫn cần cải tiến hơn nữa. Tuy nhiên, Google luôn nỗ lực để đổi mới, cải tiến và tìm kiếm được lĩnh vực kinh doanh mới.

Tập trung vào nhân viên

Ở Google, lãnh đạo chủ trương giao cho nhân viên quyền tự chủ và sự tự tin giúp họ nỗ lực theo đuổi đến cùng ý tưởng sáng tạo của họ, nâng cao hiệu quả công việc. Trước khi đưa ra những quyết định, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiến đóng góp của các nhân viên làm nền tảng. Điều này có được dựa trên cơ sở Google đã thu hút một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên thuộc loại tinh hoa nhất trong giới kinh doanh tin học. Đây mới chính là yếu tố đảm bảo cho sự thành công bền vững lâu dài của một công ty.

Cuộc sống giản dị

Là một tỉ phú, tuy nhiên Sergey Brin và Larry Page đều có cuộc sống rất giản dị và khiêm tốn. Trong một thời gian dài, hàng ngày Sergey vẫn đi bằng một chiếc xe đạp từ một căn hộ nhỏ ở khu phố nghèo đến công ty. Còn Tổng giám đốc điều hành Larry cũng chỉ sắm cho công ty một chiếc xe xoàng xĩnh nhất để phục vụ công việc. Ông Larry tích cực kêu gọi và tổ chức các chiến dịch bảo vệ môi trường cùng với người bạn thân Sergey Brin. Năm 2005, cả hai đã tự nguyện giảm lương của mình xuống 1 USD/năm và không nhận bất cứ đồng tiền thưởng nào. Thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào giá trị tài sản của công ty trên thị trường chứng khoán.

Tìm hiểu về thói quen của những người giàu có và thành đạt

Theo nghiên cứu, 88% người giàu có được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn của mình. Và đúng như vậy, đọc sách có thể giúp bạn tự hoàn thiện bản thân, trở nên nổi bật và khác biệt với những người xung quanh. Qua những cuốn sách, chúng ta học được rất nhiều về lịch sử, nhân loại, lối sống và các nền văn hóa khác với chúng ta. Đây là một cách rèn luyện trí não một cách hiệu quả.
thói quen của người giàu


Không ít người trong chúng ta hay tự hỏi làm thế nào để những người giàu có đạt được sự thành công và nổi tiếng mà nhiều người mơ ước. Phải chăng là do sự may mắn, tài năng hay là gì khác? Chúng ta không thể phủ nhận rằng có một số người có được sự giàu có nhờ những yếu tố khách quan, tuy nhiên điều quan trọng nhất lại nằm ở chính thói quen và tư duy của họ.
Có một câu nói như sau “Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận” Vì vậy, chính thói quen trong cuộc sống, công việc đóng một vai trò rất lớn với khả năng thành công của những người thành đạt. Hãy cùng Careerlink.vn tìm hiểu những thói quen của người giàu có và thành đạt trong bài viết hôm nay nhé.

Lập kế hoạch làm việc

Nhiều người nghĩ rằng người giàu thường hay làm việc tùy hứng, theo cảm xúc nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Theo một cuộc khảo sát, có đến hơn 80% những người giàu lập danh sách những công việc phải làm trong ngày. Từ đó, họ sẽ phân loại công việc dựa trên mức độ quan trọng của nó. Và tất nhiên, danh sách này không chỉ để trưng bày hay khoe với người khác. Những người giàu có thường dựa trên danh sách công việc để sắp xếp thời gian hợp lý.

Dành ít thời gian cho TV và mạng xã hội

TV hay mạng xã hội đều là những thứ đánh cắp thời gian vô hình mà bạn không hay biết. Đôi khi, nó còn dựng nên những ảo tưởng, đánh bay động lực phấn đấu của bạn. Chỉ riêng điều này cũng khiến bạn trở nên “nghèo nàn” hơn trong mắt người khác. Trong khi đó gần 70% người giàu xem TV chưa tới 1 giờ/ngày, trong khi con số này ở người nghèo là 23%. Thời gian bạn dành để xem TV hay lướt mạng xã hội cũng đủ khiến bạn nghĩ ra những ý tưởng làm giàu hay ho hoặc ít nhất là hoàn thành tốt công việc được giao đấy.

Chủ động

Chủ động trong mọi việc luôn là thói quen của những người giàu có. Người giàu luôn giành thế chủ động trong mọi việc, tự tạo cho mình những cơ hội trong cuộc sống trong khi người nghèo thì đợi chờ thời cơ và chỉ nghĩ đến cách để ứng phó với các khó khăn, chứ không phải là vượt qua chúng. Chính vì vậy mà người giàu luôn sẵn sàng đối mặt với mạo hiểm, thử sức với mọi thử thách để tìm ra những hướng đi mới để vươn tới thành công.

Suy nghĩ tích cực

Mỗi ngày chúng ta đều bị ngập trong vô vàn tin tức về những chuyện không hay đang xảy ra. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm quan tâm đến những suy nghĩ tiêu cực thì chính chúng ta đang tự bỏ đi cơ hội thành công của mình. Hầu hết người thành công đều là những người lạc quan, nhiệt huyết và năng động. Khó khăn, thử thách với họ được coi là những cơ hội tiềm ẩn thành công. Có một sự thật là những người giàu có thường suy nghĩ đến khía cạnh tích cực của vấn đề, trong khi đó, người nghèo chỉ biết  đổ lỗi cho số phận khi vấp phải những khó khăn, thất bại. Để từ đó người giàu sẽ tìm cách giải quyết vấn đề, còn người nghèo thường có xu hướng bỏ cuộc khi gặp những khó khăn.

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Những người giàu không chỉ nhận thấy các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công của họ, mà còn rất nỗ lực để duy trì chúng. 88% người giàu và 17% người nghèo đồng ý rằng các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công về tài chính. Họ không ngừng mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, chia sẻ các mốc sự kiện, các thói quen hàng ngày với nhiều người. 79% người giàu bỏ ra hơn 5 giờ mỗi tháng để duy trì các mạng lưới quan hệ trong khi chỉ có 16% người nghèo làm thế.

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Người giàu luôn biết nhận ra và đón nhận cơ hội, còn người nghèo thường không nhận ra cơ hội hoặc chọn cách né tránh những khó khăn đi kèm. Đó là điều được nhận thấy sau kết quả của một cuộc khảo sát khi có đến 63% người giàu và chỉ 6% người nghèo cho rằng đã tìm thấy một cơ hội để tạo nên sự giàu có. Chính từ các thách thức và nghịch cảnh khó khăn mới khiến họ cảm thấy đam mê làm giàu, mang lại nguồn lợi cho bản thân. Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh, điều những người giàu có được là biến những khó khăn thành động lực để thành công.

Không ngừng học hỏi

Người giàu hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục, đọc, tự hoàn thiện bản thân không ngừng mỗi ngày. Ngay cả khi trở thành tỷ phú giàu có thì họ vẫn không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân. Thường thì họ học cách để thành công từ thói quen của người giàu có và thành công hơn họ. Thành công là một kỹ năng hoàn toàn có thể học hỏi. Việc không ngừng học tập khiến con người có nhiều tri thức cũng như động lực trong quá trình làm giàu.

Chăm sóc sức khỏe
Những người giàu có luôn hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với thành công của mình. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn mới có thể lao động, bạn mới có nhiều năng lượng để làm việc và cống hiến nhiều hơn. 76% người giàu luyện tập thể thao ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó. Để trở thành người giàu, sức khỏe chính là chìa khóa mang lại thành công.

Đọc sách mỗi ngày
Theo nghiên cứu, 88% người giàu có được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn của mình. Và đúng như vậy, đọc sách có thể giúp bạn tự hoàn thiện bản thân, trở nên nổi bật và khác biệt với những người xung quanh. Qua những cuốn sách, chúng ta học được rất nhiều về lịch sử, nhân loại, lối sống và các nền văn hóa khác với chúng ta. Đây là một cách rèn luyện trí não một cách hiệu quả.

Bạn thấy đó, thành công hay giàu có đều có thể bắt nguồn từ những thói quen nhỏ nhất. Hi vọng những chia sẻ về thói quen của người giàu có và thành công của Careerlink sẽ giúp bạn có những bí quyết hay để rèn luyện và thành công hơn nữa trong cuộc sống và công việc.