Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Đề xuất tăng lương tối thiểu là 15 -17% năm 2014


Bàn về vấn đề này, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho biết: “Nhà nước không nên quy định mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp. Vì dù có đưa ra một mức cố định, doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi biện pháp để “lách”. Có thể doanh nghiệp chỉ trả lương cho lao động cao hơn một chút so với quy định hoặc tăng lương nhưng lại cắt giảm các khoản phúc lợi khác. Do đó, nói là tăng lương, nhưng thực chất đời sống NLĐ không thay đổi”.
Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đã trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 2014 áp dụng cho khối doanh nghiệp là 17%/tháng, thấp hơn nhiều so với mức đề xuất của Tổng đoàn Lao động Việt Nam. Dự kiến nếu đề xuất được phê chuẩn, mức lương này sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2014

Lương tối thiểu 2014 chỉ tăng tương đương 2013
Kết quả khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp năm 2013 của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) tại 68 doanh nghiệp với gần 2.000 phiếu điều tra cho thấy mức lương tối thiểu hiện nay đang còn thấp, không đủ sống.

Dựa vào kết quả khảo sát này Tổng Đoàn lao động Việt Nam đã đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu năm 2014. Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% so với nhu cầu mức sống tối thiểu của NLĐ. Theo phương án hai, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82% nhu cầu sống tối thiểu.

Theo hai phương án trên thì mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ tăng từ 2,35 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng/tháng. Vùng 2 tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng/tháng. Vùng 3 từ 1,8 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng/tháng. Vùng 4 tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐ-TB&XH) không chấp nhận đề xuất của Tổng đoàn Lao động Việt Nam vì cho rằng mức tăng như vậy là quá cao, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Do vậy Bộ đã trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 2014 áp dụng cho khối doanh nghiệp là 17%. Cũng theo Dự thảo Nghị định, quy định mức lương tối thiểu vùng nói trên áp dụng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Như vậy, mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 – 400.000 đồng/tháng. Cụ thể, đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng 1 tăng từ 2,35 triệu đồng/tháng lên 2,75 triệu đồng/tháng; vùng 2 từ 2,1 triệu đồng lên 2,45 triệu; vùng 3 từ 1,8 triệu đồng lên 2,1 triệu; vùng 4 từ 1,65 triệu đồng lên 1,9 triệu đồng/tháng. Qua đó cho thấy mức lương tối thiểu năm 2014 chỉ tăng tương đương như mức tăng của 2013 (16-18% tùy theo vùng).

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết: “Sau rất nhiều phiên thảo luận, mức tăng trên đã được các thành viên trong hội đồng thông qua. Việc tăng lương như vậy cũng đã được tính toán để hài hòa lợi ích giữa NLĐ và doanh nghiệp”.

Việc đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2014 đã được tính toán dựa trên thực trạng đời sống của NLĐ và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiếu lại khiến cho doanh nghiệp và NLĐ đều thấp thỏm lo sợ.

Tăng lương - doanh nghiệp và người lao động đều lo
Trong lúc có hàng trăm doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản thì việc tăng lương giống như một gánh nặng đè lên vai những người quản lý. Không những vậy, nếu mức lương tối thiểu tăng thì đời sống của NLĐ cũng sẽ đứng trước muôn vàn khó khăn khi mà các loại mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng giá đến chóng mặt.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ&TBXH cho biết: “Doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng lương tối thiểu sẽ tác động lớn đến chi phí của doanh nghiệp, kể cả chi phí lương và bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, việc bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ cũng không thể không tính đến, nhất là khi giá cả ngày càng tăng. Vì vậy, sau khi lấy ý kiến của nhiều bộ ngành, cơ quan, các hiệp hội ngành nghề…Hội đồng tiền lương đã đề xuất để Bộ LĐ-TB&XH trình chính phủ các mức tăng trên”.

Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, trước mắt các doanh nghiệp sẽ phải nghĩ ra phương án đối diện với việc tăng lương trong lúc hoạt động doanh nghiệp đang ngập tràn khó khăn, họ sẽ phải bỏ thêm một khoản chi phí khổng lồ để trả cho người lao động từ: Lương, thưởng, các chế độ phúc lợi xã hội khác mà NLĐ được hưởng.

Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Lao động Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) thừa nhận: “Bộ LĐ-TB&XH chỉ nghiên cứu và đưa ra quy định về mức lương tối thiểu, còn việc tác động của lương tối thiểu đến đời sống lao động và doanh nghiệp thế nào, không phải trách nhiệm của bộ này. Việc tăng lương tối thiểu chắc chắn sẽ tác động đến sản xuất của doanh nghiệp. Để tránh bị ảnh hưởng, tốt nhất là doanh nghiệp nên tiết giảm chi phí sản xuất”.

Doanh nghiệp gặp khó khăn khi tăng lương liệu đời sống và quyền lợi của NLĐ có được đảm bảo hay đó lại là gánh nặng khi mà các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống như: điện, nước, nhà trọ, xăng, thực phẩm… cũng sẽ nối đuôi nhau tăng theo.

Bàn về vấn đề này, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho biết: “Nhà nước không nên quy định mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp. Vì dù có đưa ra một mức cố định, doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi biện pháp để “lách”. Có thể doanh nghiệp chỉ trả lương cho lao động cao hơn một chút so với quy định hoặc tăng lương nhưng lại cắt giảm các khoản phúc lợi khác. Do đó, nói là tăng lương, nhưng thực chất đời sống NLĐ không thay đổi”.

Qua đó thấy rằng, lương chưa tăng nhưng nỗi lo của doanh nghiệp và NLĐ đã tăng. Việc tăng lương sẽ giúp NLĐ có thể cải thiện đời sống trước mắt, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của cả doanh nghiệp và NLĐ có được đảm bảo trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét